Vải Kaki là gì? Vải kaki có những loại nào?

  • Tháng Mười 24, 2018
  • Chất liệu

Chất liệu vải kaki được biết đến là dòng sản phẩm được ưu chuộng trong ngành công nghiệp may mặc bởi độ bền chắc của nó. Vậy nguồn gốc vải kaki là gì? Cách phân loại và nhận biết vải kaki ra sao? Hãy cùng Thế Giới Đệm Việt tìm hiểu rõ về chất liệu kaki cũng như cách phân biệt và nhận biết các loại vải kaki cụ thể trong bài viết này.

Vải kaki là gì?


Vải kaki là một chất liệu được làm từ sợi cotton 100% nên nó rất thoáng mát và mang lại cảm giác chắc chắn hơn cho người mặc. Bên cạnh đó ngày nay các nhà sản xuất đã sáng tạo thêm một loại vải kaki có chất liệu chính từ sợi tổng hợp. Vì vậy mà khi mặc loại vải này sẽ mang đến sự thư thái, thoải mái và dễ chịu hơn cho người mặc.

Vải kaki – chất liệu lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống hiện đại

Vải kaki – chất liệu lựa chọn hàng đầu cho cuộc sống hiện đại

Nguồn gốc, quá trình ra đời của vải kaki


Theo nhiều tài liệu cho thấy kaki có từ giữa thế kỉ thứ 19 do một người thợ chuyên phụ trách việc may quần áo lính cho quân đội Anh – Harry Bernett Lumsden. Trước kia thì binh lính nước Anh thường hay mặc trang phục được làm từ những sợi len. Nhưng chất liệu này khá nóng và gây cảm giác khó chịu khi phải hoạt động nhiều. Vì thế, Lummsden sáng chế chất liệu vải mới có độ mỏng, nhẹ hơn rất nhiều so với vải len. Chất liệu vải này chính là loại vải Kaki ngày nay.  

Sau khi loại vải kaki này ra đời nó trở nên khá thông dụng và được nhiều người yêu thích. Từ đó nó đã lan rộng ra toàn thế giới và ngày nay được dùng để may khá nhiều mẫu mã trang phục ấn tượng, đẹp mắt. Tại Việt Nam, loại vải này cũng được phổ biến bởi điểm đặc biệt của loại vải này.

>>> Tham khảo các mẫu đệm Sông Hồng chính hãng khuyến mãi lớn

Những ưu điểm vượt trội của vải kaki


Tất cả mọi mẫu vải kaki hiện nay đều có chung một ưu điểm đó là rất bền và tương đối thoáng mát. Ngoài ra một đặc điểm nổi bật nữa là nó rất ít khi bị nhăn cho dù bạn có hoạt động rất nhiều. Vì vậy nếu đặc thù công việc của bạn là thường xuyên phải di chuyển thì mặc loại vải kaki này sẽ là một sự lựa chọn vô cùng thông minh. Bên cạnh đó vải kaki cũng rất bền màu và kiểu dáng đa dạng giúp cho người tiêu dùng có một sự chọn lựa thoải mái hơn.

Phân loại vải kaki


Hiện nay nhờ công nghệ dệt vải tiên tiến và hiện đại mà các nhà sản xuất đã sáng tạo ra khá nhiều mẫu vải kaki khác nhau. Chất liệu này được phân loại thành 2 loại chính là: vải kakin thun và kaki không thun, ngoài ra vải kaki còn phân thành 2 loại vải nữa là vải kaki cotton và kaki polyester.

Vải kaki thun

Là loại vải tương đối dày nhưng vải kaki thun nhưng nó vẫn tạo cho người mặc một cảm giác thoải mái, mát mẻ. Vải được dùng chủ yếu để may sản phẩm liên quan đến váy nữ và quần áo bảo hộ.

Vải kaki thun mềm mại, thoáng mát khi sử dụng

Vải kaki thun mềm mại, thoáng mát khi sử dụng

Vải kaki không thun

Loại vải này có độ cứng tương đối cao, ít bị nhăn rất thích hợp may trang phục dành cho nam giới. Đặc biệt, chất liệu vải kaki này dùng để may các mẫu quần âu nam, đề cao sự lịch lãm, sang trọng và gọn gàng của phái mạnh.

Sử dụng may quần tây dành cho nam giới

Sử dụng may quần tây dành cho nam giới

Vải kaki cotton

Được dệt từ những sợi bông tự nhiên, vải kaki cotton có độ dày mỏng hơn nhiều so với chất liệu kaki thun. Ưu điểm của loại vải này thường tạo thoáng mát, dễ chịu, không gây gò bó vào cơ thể. Vì thế, vải Kaki cotton thích hợp may các loại quần áo, váy dành cho nữ theo kiểu ôm sát làm tôn lên vóc dáng của người phụ nữ. Chất liệu được cải tiến thành nhiều chất liệu khác như vải kaki 65 35, vải kaki cotton 100%,… đáp ứng nhu cầu thị trường.

>>> mua chăn ga gối Sông Hồng giá rẻ chất liệu cotton bền đẹp

Vải kaki polyester

Vải kaki polyester có nguồn gốc từ những sợi tổng hợp được cấu tạo bởi thành phần đặc trưng của nó chính Etylen (C2H4). Ưu điểm của loại vải này chính là có khả năng hút ẩm cực thấp, chống cháy và không hề bị co giãn sợi vải cho dù trải qua rất nhiều lần giặt.

vải kaki polyester

vải kaki polyester không thâm nước

Công dụng của vải kaki


Do vải kaki có nhiều ưu điểm vượt trội nên ngày nay nó được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Một lĩnh vực đầu tiên chính là sản xuất các sản phẩm thời trang. Cụ thể là vải kaki hay được dùng để may những bộ quần áo bảo hộ, may đầm công sở. Có điều nay là vì những sản phẩm được may từ vải kaki có độ bền cao và không bị biến dạng trong suốt một thời gian dài sử dụng. Đặc biệt mặc vải kaki còn khá tôn dáng và tạo ra một phong thái chững chạc, tự tin và còn bảo vệ làn da của con người dưới tác động của ánh nắng mặt trời.

vải kaki Ứng dụng chủ yếu trong ngày may mặc

Ứng dụng chủ yếu trong ngày may mặc

Ngoài ra, chất liệu vải kaki ngày nay còn được dùng để may ga chăn gối. Theo nhận xét của nhiều khách hàng đa phần những bộ sản phẩm chăn ga gối nệm được làm từ chất liệu vải kaki thường ít nhăn, dễ ủi và không bị phai màu dù bạn giặt giũ nó nhiều lần. Hơn tính về khả năng bảo vệ sức khỏe của con người thì rõ ràng là vải kaki chiếm nhiều ưu thế hơn.

Cách vệ sinh, bảo quản vải kaki


Muốn vệ sinh bảo quản vải kaki không khó bởi chất liệu này rất bền và ít khi bị co giãn sợi khi giặt. Tuy nhiên muốn tăng thêm tuổi thọ cho sản phẩm khi giặt bạn cũng nên cẩn thận một chút. Trước tiên không nên giặt mặt phải mà hãy lộn trái. Điều này nhằm bảo tồn phom dáng của sản phẩm.

Vệ sinh dễ dàng với chất liệu kaki

Vệ sinh dễ dàng với chất liệu kaki

Hơn nữa không nên giặt bằng máy mà chỉ nên giặt bằng tay. Vì tốc độ quay của máy có thể sẽ làm hư cấu trúc của sợi vải. Khi giặt chỉ nên dùng xà phòng trung tính không có tác dụng tẩy rửa mạnh sẽ làm phai màu và làm giảm chất lượng của vải. Khi phơi tuyệt đối không nên chọn nơi có nhiều ánh nắng mà nên để ở nơi râm mát, thoáng khí. Bởi vì dưới tác động của các tia cực tím sẽ làm vải dễ bị mục hơn.

Như vậy với những kiến thức trên đã phần nào giúp bạn hiểu được giá trị cũng như công dụng của vải kaki. Chắc có lẽ bạn sẽ không còn thắc mắc vì sao loại vải này lại được ưa chuộng đến thế rồi chứ?

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các chất liệu khác được sử dụng trong ngành may mặc, nội thất và sản xuất chăn ga gối đệm, tại bảng dưới đây:

Vải Gấm Vải Polyester Vải Tencel
Vải TC Vải Satin Vải Lụa
Vải Bamboo Vải Lanh Vải Kate
Vải Modal Vải Jacquard Vải Ren
Vải Kaki Vải đũi Vải Cotton

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top tìm kiếm